Xe limousine Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh

Cách phân biệt xe nhái thương hiệu và xe chính hãng

Có rất nhiều cách phân biệt xe nhái thương hiệu và xe chính hãng hiện nay mà hành khách nên chú ý để tránh lên xe dù mà mất tiền oan.

  • Các xe nhái thương hiệu, xe “dù” thường có 1-2 lơ xe, lôi kéo, bắt khách, trong khi đó xe chính hãng chỉ có một mình tài xế.
  • Xe chính hãng thường có dòng chữ lớn khẳng định thương hiệu kèm số điện thoại để hành khách liên lạc. Ví dụ, trên thân xe Toàn Thắng thật có ghi rõ: “Xe Toàn Thắng chỉ có biển số 72B…, không có biển số 51B… – 53L…”.
  • Trong xe chính hãng có máy điều hòa, nội thất sạch sẽ, tài xế và nhân viên soát vé đều đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, nói chuyện nhã nhặn.
  • Còn xe nhái, chỉ giống tên DN, logo, còn chất lượng xe, thái độ phục vụ rất kém.
Chiếc xe khách này đã giả nhãn hiệu của hãng xe Toàn Thắng để lừa hành khách… (Ảnh chụp tại khu vực trước cổng Bến xe Vũng Tàu chiều 9-2)

Tình trạng xe “dù”, xe nhái nhãn hiệu lại hoạt động rầm rộ, không những gây mất trật tự an toàn toàn giao thông, khiến hành khách bất bình và làm thiệt hại không nhỏ cho các nhà xe làm ăn chân chính. Đó là những chiếc ô tô “dù” 16 chỗ dán mác các doanh nghiệp (DN) vận tải uy tín như Hoa Mai, Thiên Phú, Toàn Thắng…Theo thống kê của Sở GTVT, hiện có hơn 30 xe ô tô “nhái” xe khách Toàn Thắng, 2-3 chiếc “nhái’ xe Hoa Mai.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nguyên nhân của tình trạng này một phần còn do lỗi từ phía xe chính hãng không trả khách đúng nơi quy định. Do đó, hành khách rất khó phân biệt được đâu là xe thật, đâu là xe nhái. Ngoài ra, việc kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, khiến cho tình trạng xe dù, xe nhái vẫn ngang nhiên lộng hành. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông và chính quyền các địa phương trong hoạt động quản lý vận tải, xử lý “xe dù, bến cóc”. Về phía các cơ quan chức năng, cần phối hợp với TP. Hồ Chí Minh thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát 2 đầu bến, đặt “chốt” gác ngay hai điểm đầu đường cao tốc. Khi phát hiện xe “dù”, xe nhái thương hiệu thì cần xử lý nghiêm, kể cả việc tịch thu bằng lái nếu vi phạm nhiều lần. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng xe dù lộng hành, trước hết hành khách cần từ bỏ thói quen bắt xe dọc đường mà nên đặt vé qua tổng đài hoặc vào bến mua vé. Các đơn vị kinh doanh vận tải cũng phải chấp hành đúng quy định của pháp luật là đón, trả khách theo địa điểm đã đăng ký. Bởi theo Điều 45, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định: “Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết; không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức…”.

Nhóm này thường bố trí một vài xe đậu rải rác trước cổng Suối Tiên, chào mời, chèo kéo khách đón xe từ TP.HCM về Bà Rịa-Vũng Tàu. Đã có nhiều người bị lừa, nhất là những ai lần đầu đi du lịch Vũng Tàu, khi đã leo lên xe thì khó mà xuống được. Những xe “dù” giả danh hãng xe nổi tiếng này thường hét giá cao, bỏ khách giữa đường, sang xe tùy tiện, thậm chí hăm dọa khi khách hàng phản ứng.

Xe “dù” không phải lần đầu xuất hiện nhưng do cạnh tranh gay gắt nên đã chuyển sang hình thức mạo danh, núp bóng những DN vận tải uy tín để giành khách. Mong rằng các cơ quan hữu quan sẽ có biện pháp hữu hiệu xóa bỏ vấn nạn này ngay để bảo vệ uy tín các DN làm ăn chân chính, đồng thời giúp hành khách an tâm khi sử dụng dịch vụ vận tải hành khách cho hành trình của mình.

5/5 - (1 bình chọn)